Chính sách phát triển tín dụng xanh và những vấn đề đặt ra trong các quy định pháp luật về cấp tín dụng
Ngày đăng 19/08/2020
Như một quy luật tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chuyển biến xu hướng sản xuất, tiêu dùng từ “nâu” sang “xanh” không chỉ là sự thể hiện bước tiến của xã hội trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường suy giảm nghiêm trọng mà còn thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế từ nâu sang xanh.
Sự dịch chuyển của xu hướng sản xuất
Như một quy luật tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chuyển biến xu hướng sản xuất, tiêu dùng từ “nâu” sang “xanh” không chỉ là sự thể hiện bước tiến của xã hội trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường suy giảm nghiêm trọng mà còn thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế từ nâu sang xanh.
Các trụ cột của tăng trưởng xanh bao gồm: i) khoa học và công nghệ hiện đại; ii) sử dụng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường; iii) tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm dịch vụ ít gây tổn hại nhất đối với môi trường. Nói cách khác, mô hình tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng có trách nhiệm không chỉ với hiện tại mà còn cả tương lai cũng như với “Mẹ thiên nhiên” là trái đất nơi con người sinh sống.
Từ các định hướng mang tính chiến lược cho việc chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam theo tiêu chí tăng trưởng xanh cho thấy, nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng cho việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh. Nguồn tài chính cho tăng trưởng xanh bao gồm tài chính của các doanh nghiệp, của các trung gian tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn phát triển vừa qua, nguồn vốn tín dụng vẫn chiếm ưu thế hơn so với các nguồn tài chính khác trong việc đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế, trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế xanh.
Nguồn tài chính cho tăng trưởng xanh: Vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng và chủ yếu
Nguồn tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam rất đa dạng. Bên cạnh nguồn tài chính theo quy định của Pháp luật còn có nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua chính sách ưu đãi thuế, đất đai đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thân thiện với môi trường. Nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thân thiện với môi trường giúp cho các doanh nghiệp này giảm thiểu nguồn tài chính phải nộp cho ngân sách Nhà nước từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn phát triển vừa qua, nguồn vốn tín dụng vẫn chiếm ưu thế hơn so với các nguồn tài chính khác trong việc đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế, trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế xanh.
Nguồn tài chính doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển xanh đang được tập trung vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã ý thức được vị trí, tầm quan trọng của việc cung cấp các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc xây dựng nền kinh tế xanh tại Việt Nam, song, trở ngại lớn nhất là nguồn tài chính doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho các dự án sản xuất kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh. Do vậy, nguồn vốn tín dụng tín dụng đóng vai trò quan trọng cho việc khắc phục nhược điểm này. Nguồn vốn tín dụng được cung cấp thông qua hai hình thức: nguồn vốn tín dụng nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và nguồn vốn tín dụng được thực hiện thông qua nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng. Ở giai đoạn đầu khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, nguồn vốn tín dụng thông qua các chương trình ưu đãi của Nhà nước chiếm ưu thế. Khi nền kinh tế đã phát triển theo tiêu chí tăng trưởng xanh, nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chiếm ưu thế. Trong giai đoạn này, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường là một trong những tiêu chí để được cấp tín dụng. Pháp luật về cấp tín dụng hiện hành dành quyền chủ động cho tổ chức tín dụng trong việc lựa chọn khách hàng, dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cấp tín dụng.
Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chính sách tín dụng xanh ở Việt Nam hiện nay
Một là, khuyến khích mọi loại hình tổ chức tín dụng cung cấp tín dụng cho hoạt động phát triển kinh tế xanh, bao gồm hoạt động sản xuất xanh và tiêu dùng xanh. Khi xây dựng khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng xanh cần lưu ý đến đặc thù của từng tổ chức tín dụng để bảo đảm sự tham gia nhiều nhất của các tổ chức tín dụng vào việc cấp tín dụng xanh. Cụ thể:
- Đối với quỹ tín dụng nhân dân, 8 tổ chức tài chính vi mô9 xuất phát từ đặc thù về hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nên đặt trọng tâm chính sách tín dụng xanh phục vụ cho cả hoạt động tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất của các thành viên.
- Đối với các tổ chức tín khác thì được cấp tín dụng xanh đối với mọi khách hàng có nhu cầu, nhất là ngân hàng thương mại - được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Hai là, làm rõ nội hàm khái niệm tín dụng xanh. Hiện nay, trong hoạt động ngân hàng thuật ngữ được sử dụng phổ biến là ngân hàng xanh được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp từ đó đưa ra mô hình ngân hàng xanh với năm cấp độ10. Theo chúng tôi, cần tiếp cận từng bước theo hướng xây dựng ngân hàng xanh theo nghĩa hẹp, nghĩa là xác định cụ thể những ngành nghề lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng nhằm hình thành mảng tín dụng xanh trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng. Khi tín dụng xanh đã được định hình sẽ tiến hành xây dựng ngân hàng xanh theo nghĩa rộng, tức là xây dựng ngân hàng phát triển bền vững trong đó làm rõ và thể hiện nội dung nguyên tắc bảo vệ môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là vấn đề quan trọng nhất cần được quan tâm.
Ba là, cụ thể hóa chính sách “Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường”11 để tổ chức tín dụng tham gia được tham gia như một chủ thể cung ứng nguồn vốn tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Với quy định này, tổ chức tín dụng chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang mô hình tăng trưởng hay phát triển kinh tế xanh. Đồng thời với giải pháp trên, pháp luật về cấp tín dụng dụng cần có quy định rõ ràng hơn quy định về quyền từ chối cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh là những hành vi bị cấm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014.12 Ngoài giải pháp trên cần nghiên cứu thành lập Quỹ tín dụng xanh cấp quốc gia với mục đích huy động nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển tín dụng xanh như hỗ trợ vốn để các tổ chức tín dụng cho vay đối với các dự án xanh; bảo lãnh cho các dự án xanh tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng... Quy định tỷ lệ trích các nguồn thu từ phí thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, lệ phí bảo vệ môi trường để bổ sung cho nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng xanh quốc gia.
Bốn là, nghiên cứu xây dựng chính sách lãi suất phù hợp khi thực hiện cấp tín dụng xanh theo hướng ưu tiên hỗ trợ về lãi suất và các điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án đầu tư thân thiện với môi trường như cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, sản phẩm sạch; các dự án tiết kiệm năng lượng, nước, nhiên liệu; để giảm chất thải hoặc ô nhiễm; để xây dựng và khai thác các cơ sở năng lượng tái tạo (địa nhiệt, năng lượng sinh học, thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
Năm là, quy định về phòng ngừa rủi ro trong các dự án cấp tín dụng xanh. Hầu hết các dự án kinh tế xanh cần nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, đồng thời, các dự án này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, nghiên cứu bổ sung các quy định về dự phòng rủi ro khi các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho các dự án đầu tư kinh doanh xanh, thân thiện với môi trường.
Sáu là, về các nghiệp vụ cấp tín dụng nên tập trung vào nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính. Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức tín dụng trong cấp tín dụng xanh để bảo đảm cung ứng đủ nguồn vốn cho các dự án phát triển kinh tế xanh quy mô lớn, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng xanh.
(Theo Tạp chí ngân hàng)